Mối lo ngại về chất lượng nguồn nhân lực đại học trong khi tỉ lệ số sinh viên mới tốt nghiệp ngày một tăng cao. Hiện nay vấn đề giáo dục đại học đại học mang tính ồ ạt với nhiều trường đại học ra đời nhưng ngược lại chất lượng lại ngày một thấp. Nhiều sinh viên ra trường không kiếm được việc phải chấp nhận làm việc trái ngành nghề hay những công việc tạm bợ.
Xem thêm:
– Thủ Tục Cấp Lại Bằng Đại Học Bị Mất
– Dịch Vụ Làm Phôi Bằng Đại Học Cao Cấp
Tỷ lệ thất nghiệp đáng lo ngại
Ngoài ra hiện nay có quá nhiều trường cao đẳng, đại học ra đời thì chất lượng sinh viên ra trường liệu có được bảo hay sinh viên chỉ việc cầm tấm bằng đại học tra trường là xong việc. Hiện nay nhiều mặt hạn chế về chát lượng nguồn nhân lực đại học còn thể hiện ở chỗ:
– Về cở vật chất: cơ sở vật chất nhiều trường chưa thực sự đảm bảo vì còn quá nhỏ bé, chật hẹp, thiếu chỗ thí nghiệm, thực hành thâm chí một số sinh viên còn phải học ở những nơi tạm bợ do nhà trường thuê), trang thiết bị phục vụ giảng dạy thiếu thốn, cũ kỹ lạc hậu, không tương xứng với bộ mặt của một trường đại học.
– Chất lượng giảng dạy: đội ngũ giảng viên của nhiều trường đại học chưa bảo bảo về mặt chát lượng. Trong một số trường còn thuê những người thỉnh giảng không có kinh nghiệm giảng dạy hoặc thuê SV vừa tốt nghiệp ra trường đứng lớp gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo.
– Các bộ ngành cứ cấp phép cho mở các trường đại học một cách ồ ạt, nhưng không biết có quan tâm đến chất lượng đào tạo là nguyên nhân dẫn đến nạn thất nghiệp khủng khiếp như hiện nay.
– Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, còn có yếu kém. Khái quát là chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kỳ vọng của Đảng và nhân dân.
Để khắc phục và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đại học cần có sự hợp tác của các trường, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành cần nhận diện đúng tương quan giữa một bên là thực lực về đội ngũ giảng viên, về nguồn tài chính, về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo, họach định chiến lược phát triển đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu mới của xã hội về xây dựng và phát triển các loại thư viện hiện đại.
Nên đề cao kinh nghiệm thực tiễn và áp dụng chương trình đạo tạo thực hành bên cạnh lý thuyết. Không nên chỉ dừng lại ở các bản kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên hàng năm mà cần xây dựng chiến lược dài hạn về phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu, đưa ra các chính sách cụ thể đào tạo, thu hút đội ngũ giảng viên trên cơ sở số lượng, chất lượng hiện có, dự tính số lượng nghỉ hưu, chuyển công tác, dự tính đào tạo trong nước và nước ngoài, nguồn tuyển dụng, đề ra các giải pháp và bước đi thích hợp, lộ trình, thời gian, cách thức thực hiện, bắt buộc các giảng viên phải nâng cao trình độ bằng cách nghiên cứu khoa học nghiêm túc thật sự chứ không phải để đối phó, mang tính hình thức.
sinh viên phải thay đổi hoàn toàn phương pháp học, phải tham gia học tập với thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm và tham khảo các tài liệu thích hợp với từng môn học, từng chuyên đề khác nhau để đạt yêu cầu của mỗi tín chỉ. Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu là chính với sự tư vấn của cố vấn học tập và sự định hướng của từng giảng viên các môn học. Một trong những khó khăn hiện nay của giảng viên là việc thay đổi phương pháp dạy chưa song hành với sự thay đổi phương pháp học của số lượng khá đông sinh viên.